Nội dung chính [hide]
1. Xác định rõ nhu cầu và diện tích không gian gắn loa
2. Chọn mẫu loa âm trần phù hợp (công suất, số lượng)
3. Xác định vị trí đặt bộ xử lý âm thanh (nếu có)
4. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để lắp đặt loa âm trần
5. Các bước lắp đặt gắn loa âm trần tại nhà chi tiết nhất
Các điểm cần lưu ý sau khi đã lắp đặt loa âm trần
ĐƠN VỊ CUNG CẤP GIẢI PHÁP LOA ÂM TRẦN CHẤT LƯỢNG CAO, GIÁ TỐT
Trước khi bắt tay vào lắp đặt, bạn cần phải xác định rõ nhu cầu nghe nhạc và tính toán diện tích không gian.
Bước này thì khá đơn giản, bạn chỉ cần xác định nhu cầu bao gồm: loa âm trần dùng để nghe nhạc nhẹ nhàng, dùng để xem phim để tăng nguồn cảm hứng hay cho không gian thương mại của mình như: quán cafe, spa, nhà hàng, ... từ đó sẽ tính toán được bước tiếp theo.
Trong bước này bạn cần tính toán chính xác diện tích không gian hoặc ước chừng khoảng bao nhiêu mét vuông (m2). Ví dụ: phòng khách diện tích 30m2, căn hộ 20m2, hoặc quán cafe diện tích 100m2. Bên cạnh đó, bạn cần xác định loại trần của mình là trần thả (la-phông) hay trần thạch cao để chọn loa cho hợp lý.
STT | Công suất | Diện tích không gian |
---|---|---|
1 | 3W | 6-8m2 |
2 | 6W | 8-12m2 |
3 | 12W | 12-15m2 |
4 | 15W | 15-20m2 |
5 | 20W | 20-30m2 |
6 | 30W | 30-40m2 |
7 | 40W | 40-50m2 |
Bảng này mang tính chất tham khảo, bạn có thể dựa trên đây kết hợp với không gian thực tế của mình để có được những quyết định chính xác hơn. Và đương nhiên không gian bao gồm nhiều khu vực và vị trí khó thì cần cách đi dây loa và bố trí loa phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn có bố trí Amply thì hãy tính toán công suất các loa sao cho hợp lý để công suất loa phù hợp với công suất của Amply để dàn âm thanh hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Đối với bước này, nếu bạn có sử dụng Amply cho hệ thống âm thanh âm trần này của mình thì bạn cần chú ý. Còn nếu bạn lắp đặt các bộ loa âm trần Bluetooth không cần amply thì có thể bỏ qua bước này.
Đối với bước này, nếu là không gian có các quầy thanh toán như: quán cafe, spa, siêu thị mini, ... thì chúng ta cần tính toán bố trí bộ xử lý âm thanh tại đó. Còn với không gian phòng khách hoặc căn hộ có các tủ, kệ Tivi thì bạn có thể đặt bộ xử lý âm thanh cho loa âm trần tại đây để đảm bảo độ thẩm mỹ cũng như tiện dụng để chúng ta điều chỉnh.
>>> Tham khảo ngay mẫu Amply 2 kênh nhỏ gọn Pearller PA-50T: TẠI ĐÂY
Ở trên chúng tôi đã cung cấp các thông tin quan trọng trước khi tiến hành lắp đặt để bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng. Sau giai đoạn ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung cơ bản được vị trí mà loa âm trần cần được bố trí.
Tại bước đầu tiên khi tiến hành lắp đặt loa gắn trần, bạn cần xác định chính xác vị trí sẽ lắp loa. Tại bước này, bạn nên xác định các vị trí loa ở giữa hoặc hòa hợp với đèn trần để đảm bảo độ tỏa của âm thanh và độ thẩm mỹ cho không gian.
Tại bước này sẽ hơi khó khăn, vì với một lỗ nhỏ bạn khó có thể luồn dây đúng 100% được. Ở bước này bạn cần phải sử dụng một chiếc sào nhỏ dài hoặc một sợi dây thép cứng, cố định dây loa vào đầu cây (dây), xác định vị trí và tiến hành luồn dây theo phương hướng đã xác định từ trước.
Khi đi dây, bạn nên đi tới đâu thì bố trí gọn gàng đến đó , nếu sử dụng nhiều dây thì nên cột lại cho chúng gọn gàng với nhau (hoặc sử dụng ống ruột gà để đảm bảo an toàn cho dây loa khỏi các yếu tố như: nhiệt, côn trùng, chuột, ...).
Tránh đi dây song song hoặc dọc theo đường dây điện để không xảy ra tình trạng nhiễu tín hiệu.
Trên các cổng vào kết nối của loa thường có 2 cổng (+) và (-), trên dây loa cũng thường có 2 màu sắc để chúng ta phân biệt giữa 2 cực này khi lắp đặt. Bạn nên nhớ màu dây nào cho cổng nào, ví dụ như: đỏ cho (+), đen (trắng) cho (-). Sau khi đã kết nối dây xong thì chúng ta tiến hành cố định lên trần.
Ở bước cố định trên trần này khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị một chiếc tua-vít hoặc máy khoan vít để lắp đặt. Trên loa sẽ có những chiếc ốc vít và khoảng 3-4 ngàm cố định lên trần khi chúng ta thực hiện siết chặt ốc vít thì các ngàm này sẽ được tự động được ôm sát vào trần nhà để cố định chiếc loa lên trần.
Một số dòng loa ốp trần nhỏ nhẹ sẽ được trang bị ngàm lò xo khi chúng ta đẩy loa lên trần thì các ngàm này sẽ bật ra và giữ cố định loa.
Nối tiếp: Đấu nối cực (+) của loa này với cực (-) của loa kia tuần tự đến hết số lượng loa âm trần được lắp đặt.
Song song: Đấu nối cực (+) của loa này với cực (+) của loa tiếp theo, cực (-) với cực (-) của 2 loa và lần lượt đến hết số lượng loa được gắn lên trần.
Nhưng theo lời khuyên của chúng tôi thì dòng loa âm trần có trở kháng cao nên phương pháp đấu song song sẽ là thích hợp nhất.
Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành đi dây từ các loa về vị trí đặt bộ xử lý âm thanh. Lưu ý: Đi dây tới đoạn nào thì hãy cố định đến đó để dây loa được gọn gàng và thẩm mỹ nhất.
Bước cuối cùng này thì việc khá đơn giản, bạn chỉ cần đấu đúng cực (+) và (-) vào các ngõ vào kết nối tại Amply là âm thanh sẽ phát ngay lập tức. Còn đối với Amply chia các khu vực khác nhau, thì bạn cần phải xác định vùng nào sẽ đi theo dây nào và dựa trên các vùng của Amply để đối nối cho đúng khu vực.
Sau bước này thì bạn hãy bật nhạc để nghe thử nếu nhận thấy tín hiệu bị rè, chập chờn và nhiễu thì cần giải quyết ngay lập tức.
Nếu bạn bố trí các dòng loa âm trần không cần amply, thì bước này bạn chỉ cần kết nối nguồn điện, bật bluetooth từ thiết bị phát âm thanh của bạn (điện thoại, laptop, máy tính bảng, ...) và tiến hành phát nhạc thử nghiệm để kiểm tra.Những mẫu loa âm trần bluetooth không cần Amply được tin dùng nhất
- Dùng tay thử di chuyển nhẹ loa xem thử loa đã được cố định chắc chắn lên trần hay chưa
- Sử dụng khăn mềm lau lại loa và các phần xung quanh để loại bỏ bụi cưa.
- Nếu loa âm trần không phát nhạc, bạn cần kiểm tra lại dây xem đã được kết nối hay chưa hoặc kiểm tra lại 2 cực kết nối xem chúng ta đã kết nối đúng cực với nhau hay chưa. Nếu vẫn chưa được thì chúng ta cần kiểm tra lại dây tín hiệu xem có bị hở hay đứt ở đoạn nào hay không?
Các bạn đã thử hết các bước nhưng vẫn không thể giải quyết được thì có thể loa hoặc tín hiệu đã bị lỗi, việc bạn cần làm đó là liên hệ nhà cung cấp để có thể được hỗ trợ bảo hành và sửa chữa
- Không nên mở âm lượng nhạc quá lớn trên loa, vì dòng loa có thiết kế mỏng nhẹ nên chúng ta cần hạn chế mở nhạc quá lớn trên loa.
Trên đây là các bước chuẩn bị, lắp đặt cũng như những điểm cần lưu ý khi "tự lắp đặt loa âm trần tại nhà", chúng tôi hi vọng rằng với các kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện tự thiết lập một bộ âm thanh giải trí cho không gian của mình.
Còn nếu bạn chưa tìm được mẫu loa ưng ý hay có bất kỳ thắc mắc nào về các giải pháp âm thanh, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0924.224.474 (Mr.Thịnh) để được tư vấn viên giàu kinh nghiệm giải đáp và tư vấn chi tiết MIỄN PHÍ 100%.
T&C Sài Gòn Audio - tự hào là đơn vị lắp đặt âm thanh uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ đảm bảo cung cấp cho bạn những dịch vụ tốt nhất với các bước rõ ràng, đảm bảo đủ các khâu:
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Khảo sát và tư vấn
Lắp đặt loa
Kiểm tra và tinh chỉnh
Hướng dẫn sử dụng
Chính sách hậu mãi người dùng
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
1. Email: congtytc.audio@gmail.com
2. Hotline/Zalo: 0924.224.474
3. Trụ sở chính: 18 đường số 5, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Chi nhánh 1: 51A đường số 43, Tân Quy, Quận 7, TP.HCM
4. Giờ Làm Việc: 24/7
Tác giả bài viết: Thành Luân